Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và đào tạo khoa Lâm nghiệp - trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Khoa Lâm nghiệp được thành lập từ năm 1986, là một trong những khoa truyền thống của nhà trường do vậy khoa được nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. Cơ sở vật chất từ giảng đường đến phòng thí nghiệm được đầu tư hàng năm đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cho đào tạo và nghiên cứu.

1. Phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết bị

Sinh viên khoa Lâm nghiệp được sử dụng hệ thống giảng đường của toàn trường với trang thiết bị hiện đại, bao gồm 2 nhà 5 tầng, 1 nhà 3 tầng, 3 nhà 2 tầng với tổng số trên 70 phòng học đảm bảo cho việc giảng dạy các ngành. Các thiết bị giảng dạy: overhead, slide, projector, máy tính đã được trang bị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy (Bảng 01).

(Khuôn viên giảng đường trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên)

Hiện tại Khoa Lâm nghiệp có 02 Phòng thí nghiệm của 02 ngành Lâm nghiệp và quản lý tài nguyên rừng với tổng diện tích (2 phòng) gần 200 m2, được trang bị các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm hiện đạ đảm bảo điều kiện thực hành thực tập môn học liên quan đến nghiên cứu; triển khai các đề tài nghiên cứu về công nghệ nuôi mới. Ngoài ra Khoa lâm nghiệp còn liên kết với Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp (khoảng 40 ha) để cung cấp địa điểm và thiết bị cho sinh viên rèn nghề, thực tập, nghiên cứu (Bảng 02). 

Bảng 1. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy được sử dụng cho ngành Lâm nghiệp

STT

Loại phòng học (Phòng học, GĐ, P. học đa phương tiện, phòng học NN, phòng máy tính…)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ  học phần/môn học

1

Giảng đường khu nhà 5 tầng

40

4.200

MC Project

40

Phục vụ các môn học lý thuyết

2

Giảng đường khu nhà 3 tầng

4

500

Máy tính

120

Tin học, GIS

3

Giảng đường khu nhà 2 tầng

10

1.200

Bộ âm ly (loa)

10

Phục vụ các môn học lý thuyết

 

Bảng 2. Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành được sử dụng cho ngành Lâm nghiệp

STT

Tên phòng thí nghiệm, xưởng, trạm trại, cơ sở thực hành

Diện tích

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ môn học /học phần

1

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp miền núi phía Bắc

40ha

-Vườn ươm công nghệ cao

-Phòng nuôi cấy mô

-Cơ sở sản xuất cây giống

01

 

01

 

01

Lâm sinh, trồng rừng, côn trùng, bệnh cây

2

Phòng thí nghiệm khoa Lâm nghiệp

200 m2

-GPS

- Địa bàn

- Tiêu bản

- Mẫu gỗ

-Kính hiển vi

-Thiết bị khác

20

30

200

50

25

>200

Lâm sinh, trồng rừng, côn trùng, bệnh cây, chế biến gỗ, đo đạc

3

Trung tâm thực nghiệm tại Định Hóa (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang)

150 ha

- 02

 

 

Lâm sinh, trồng rừng, giống cây rừng

4

Vườn giống vật liệu và cây đầu dòng

3ha

Cây giống đầu dòng

>1000

Lâm sinh, trồng rừng, giống cây rừng

(Trụ sở Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên)

 

 

 (Vườn ươm phục vụ nghiên cứu - đào tạo cho sinh viên khoa Lâm nghiệp)

2. Thư viện

          Sinh viên khoa Lâm nghiệp được sử dụng hệ thống thư viện của Trường Đại học Nông Lâm với trên 45.000 đầu sách trong nước, sách dịch và sách nước ngoài; trên 200 loại tạp chí chuyên ngành xuất bản ở trong nước và trên thế giới. Các loại sách và tạp chí thường xuyên được bổ sung hàng năm. Hệ thống thư viện điện tử (với hơn 54,000 đầu sách và tư liệu) đã được nối mạng LAN với gần 300 máy tính trong toàn trường là điều kiện thuận lợi để khai thác các tài liệu mới phục vụ công tác dạy và học. Ngoài ra, còn có hệ thống chương trình nguồn được cài đặt trên 300 đĩa CD với sự giúp đỡ của trường Đại học Corrnell (Mỹ) và trường Đại học Saskatchewan (Canada). Đặc biệt Đại học Thái Nguyên có Trung tâm học liệu hiện đại được tài trợ bởi Atlantic Philanthropies với diện tích 7200 m2. Trung tâm học liệu được trang bị  đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và cở sở dữ liệu thông tin khổng lồ và cấp nhật trên thế giới được nối mạng với băng tần rộng có thể phục vụ cho 38,500 sinh viên các ngành khoa học khác nhau ở các trường thành viên.